Cuộc sống tại Nhật Bản

Chỗ ở

Cũng có ký túc xá sinh viên do chính quyền địa phương hoặc nhà trường điều hành, nhưng khoảng 79% du học sinh đang sống ở nhà trọ hoặc căn hộ tư nhân.
Nếu nhận được thông báo trúng tuyển, bạn hãy thu thập thông tin về chỗ ở ngay nhé.
Về cách thu thập thông tin, có các cách thức như: ① Quầy phụ trách du học sinh của trường, ② Internet, tạp chí thông tin, ③ Văn phòng bất động sản tại khu vực bạn muốn sinh sống, v.v

Ký túc xá sinh viên

Ưu điểm

  • Chi phí thấp hơn so với căn hộ (không mất tiền đặt cọc, tiền cảm ơn, phí cập nhập)
  • Có trường hợp đã trang bị đầy đủ đồ nội thất, đồ điện gia dụng, v.v

Nhược điểm

  • Do số phòng rất hạn chế nên không phải tất cả những ai có nguyện vọng vào ở đều được đáp ứng.
  • Có quy định về giờ giới nghiêm, giờ thức dậy, v.v.
  • Dùng chung nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm

Căn hộ

Ưu điểm

  • Có thể đảm bảo nhịp sinh hoạt theo sở thích của mình
  • Hiểu được giá trị của tiền bạc

Nhược điểm

  • Thường sẽ phải trả trước tiền đặt cọc (tương đương vài tháng tiền nhà. Cũng có khu vực giọ là tiền đảm bảo.), tiền cảm ơn, phí giới thiệu, v.v)
  • Thủ tục làm hợp đồng thuê nhà phức tạp
  • Tự mua đồ nội thất, đồ điện gia dụng, v.v

Chi phí nhà ở tính theo từng khu vực ở

Khu vực Chi phí nhà ở trung bình (yên)
Trung bình cả nước 38,000
Tokyo 50,000
Hokkaido 30,000
Tohoku 34,000
Kanto 44,000
Chubu 29,000
Kinki 37,000
Chugoku 27,000
Shikoku 24,000
Kyushu 26,000
Nguồn: Điều tra về thực tế cuộc sống của du học sinh diện tư phí năm 2021
(thực hiên bởi JASSO)

Lời khuyên

Ước tính chi phí nhà ở (hàng tháng)

Ký túc xá sinh viên Phí ký túc xá: 28.000 yên (trường hợp Trung tâm đào tạo tiếng Nhật Tokyo của JASSO)

Căn hộ: Khác nhau khá lớn tùy theo mức độ nổi tiếng của nhà ga và khoảng cách từ nhà ga, số năm xây dựng. Ở các địa phương, chỉ khoảng 30.000 - 40.000 yên là tìm được căn hộ, còn ở Tokyo phải đến 60.000 yên.

Cách đổ rác: Ở Nhật Bản, quy định đổ rác rất nghiêm ngặt, nếu không tuân thủ thì bạn có thể sẽ gặp rắc rối với hàng xóm. Hãy phân loại và đổ rác ở địa điểm và thời gian quy định.

Người bảo lãnh liên đới

Ở Nhật Bản, khi thuê căn hộ, thường sẽ cần có "Người bảo lãnh liên đới". Nếu bạn không trả tiền nhà trước hạn, hoặc làm hỏng thiết bị trong nhà mà không trả chi phí sửa chữa thì chủ nhà sẽ yêu cầu "Người bảo lãnh liên đới" trả tiền. Cũng có chế độ người liên quan của nhà trường (cơ quan, giáo viên), v.v sẽ nhận làm "Người bảo lãnh liên đới" cho những du học sinh có ít người quen ở Nhật Bản.
Ngoài ra, cũng có trường hợp không cần "Người bảo lãnh liên đới" nếu thực hiện ký hợp đồng trả "Phí bảo lãnh".

∗Bồi thường toàn diện nhà ở cho du học sinh

Là loại bảo hiểm làm giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường và làm giảm gánh nặng của "Người bảo lãnh liên đới" trong trường hợp vô tình xảy ra hỏa hoạn, v.v. Bảo hiểm này là chế độ bảo hiểm của Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc tế Nhật Bản (đơn vị có lợi ích công chúng).

∗Tùy theo trường, cũng có trường hợp không sử dụng được chế độ này, vì vậy hãy thử xác nhận với nhà trường nhé.

Điểm quan trọng khi căn hộ

  1. Tiền thuê nhà, chi phí ban đầu
  2. Khoảng cách từ trường, thời gian đi đến trường
  3. Độ rộng của căn hộ, trang thiết bị
  4. Tính tiện lợi của môi trường xung quanh (gần ga, dễ mua sắm, v.v.)

Trang web này sử dụng Cookie nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dùng.
Nếu đồng ý với thông số kỹ thuật của Cookie, vui lòng nhấp vào “Đồng ý”. Để biết thông tin về Cookie và cài đặt, vui lòng nhấp vào “Xem chi tiết”.