Kế hoạch Du học Nhật Bản
Tìm hiểu về trường
- HOME
- Kế hoạch Du học Nhật Bản
- Tìm hiểu về trường
- Trường chuyên (khóa chuyên môn)
Mục lục
Trường chuyên (khóa chuyên môn)
Trường chuyên có khóa chuyên môn được gọi là "trường chuyên môn" - là một trong những cơ sở giáo dục bậc đại học.
Đây là cơ sở giáo dục nhằm mục đích tiếp thu kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp và cuộc sống thực tế, cũng như nâng cao tri thức.
Bên cạnh khóa học với thời gian đào tạo từ 2 năm trở lên, được cấp bằng "Chuyên môn", trường còn có khóa học với thời gian đào tạo từ 4 năm trở lên, được cấp bằng "Chuyên môn bậc cao" nhằm đạt được những kỹ năng nghề nghiệp cao cấp hơn.
Đặc thù đào tạo
Trường chuyên phân chia thành 8 chuyên ngành lớn là: ① Công nghiệp, ② Nông nghiệp, ③ Y khoa, ④ Vệ sinh, ⑤ Giáo dục, phúc lợi xã hội, ⑥ Thực tiễn thương mại, ⑦ Thời trang, Công việc gia đình, ⑧ Văn hóa, đào tạo.
Ví dụ, có thể học những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các công việc dưới đây:
Nhà thiết kế nội thất, Kiến trúc sư, Kỹ sư hệ thống, Thợ sửa ô tô, Điều dưỡng, Chuyên gia dinh dưỡng, Đầu bếp, Thợ làm bánh, Thợ làm tóc, Kế toán viên hành nghề chính thức, Thông dịch viên, Biên dịch viên, Tiếp viên hàng
không, Nhân viên khách sạn, Người chăm sóc trẻ, Người giúp việc, Nhà thiết kế thời trang, Sản xuất phim hoạt hình, Đạo diễn phim, Nghệ sĩ biểu diễn, Nhà thiết kế Game, Nhà thiết kế trang sức v.v
Năng lực ngôn ngữ cần thiết
Các giờ học ở trường chuyên đều dạy bằng tiếng Nhật nên sinh viên phải có năng lực tiếng Nhật. Bạn cần phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đã học tiếng Nhật 6 tháng trở lên tại các cơ sở giáo dục tiếng Nhật được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định.
- Đã đỗ N1 hoặc N2 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) do Quỹ hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan brEducational Exchanges and Services) và Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) tổ chức.
- Đã từng học trên 1 năm tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của Nhật.
- Đạt 200 điểm trở lên (tổng điểm môn tiếng Nhật (đọc hiểu, nghe hiểu và nghe đọc hiểu)) trong kỳ thi du học Nhật Bản (EJU).
- Đạt 400 điểm trở lên trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại BJT do Hiệp hội kiểm tra năng lực chữ Hán tổ chức.
Điều kiện nhập học
Bạn cần phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Người đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường ngoài nước Nhật
- Người đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi kiểm tra học lực tương đương hoàn thành chương trình học 12 năm ngoài nước Nhật.
- Người đã hoàn thành việc học tại các trường dành cho người nước ngoài đã được chỉ định tại Nhật, tương đương với trường THPT ngoài nước Nhật.
- Người đã hoàn thành chương trình học trên 11 năm ngoài nước Nhật, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định.
- Người có bằng Tú tài quốc tế, bằng Abitur, bằng Tú tài Pháp hoặc trong kì thi GCEA cấp độ A đã đạt đủ điểm mà trường yêu cầu.
- Người đã hoàn thành quá trình học 12 năm tại cơ sở giáo dục đã được kiểm định bởi tổ chức kiểm định quôc tế như (WASC、CIS(ECIS)、ACSI、NEASC)
- Người đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Người đủ 18 tuổi, được công nhận có học lực tương đương hoặc cao hơn người đã tốt nghiệp THPT theo đánh giá điều kiện nhập học riêng của từng trường.
- Người đáp ứng được một trong các điều kiện nhập học theo luật giáo dục trường học ngoài các điều kiện trên.
* Từ 1 - 3, nếu chương trình học không đủ 12 năm thì cần phải hoàn thành khóa đào tạo dự bịđược chỉ định hoặc hoàn thành chương trình học của cơ sở thực tập
Tìm kiếm trường học
Trường chuyên Điểm quan trọng khi lựa chọn!
Mục cần kiểm tra | Chi tiết |
---|---|
Trường được cấp phép chính thức | Trường có được cấp phép bởi thống đốc tỉnh có thẩm quyền? Đối với trường không được cấp phép, bạn sẽ không được cấp bằng "Chuyên môn" hoặc "Chuyên môn bậc cao" |
Nội dung đào tạo, số lượng giáo viên |
Chương trình giảng dạy có giúp bạn đạt được những kiến thức và kỹ năng mà bạn muốn không? Hãy xác nhận tỉ lệ giữa số lượng sinh viên và số lượng giáo viên. |
Cơ sở vật chất và trang thiết bị |
Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho việc tiếp thu kỹ thuật có được trang bị đầy đủ không? Hãy xác nhận bằng cách tham gia Open Campus (chương trình tham quan, trải nghiệm do các trường tại Nhật tổ chức), xem trang web của trường và ảnh, tài liệu. |
Hệ thống hướng dẫn việc làm, hướng đi sau khi tốt nghiệp | Hãy xác nhận chính sách hướng dẫn việc làm, nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp và liệu bạn có thể tìm được việc làm ở ngành nghề bạn mong muốn hay không. |
Học phí | Hãy xác nhận học phí năm đầu tiên, tổng học phí cho đến khi tốt nghiệp và thời điểm đóng học phí. |
Đánh giá của mọi người xung quanh | Hãy tận dụng mạng lưới sinh viên tốt nghiệp và du học sinh |
- Hiệp hội các trường chuyên toàn quốc
- Tìm trường chuyên (Hiệp hội các trường chuyên Tokyo)
- Danh sách các Trường chuyên tiếp nhận du học sinh (Hiệp hội đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề)
- Danh sách các Cơ sở giáo dục THPT tai Nhật Bản (National Information Center for Academic Recognition Japan (NIC-Japan))
Lời khuyên:
Xác nhận điều kiện tốt nghiệp: Hãy xác nhận với trường để biết Chương trình học có được cấp bằng "Chuyên môn" hoặc "Chuyên môn bậc cao" hay không.
Hồ sơ dự tuyển
- Đơn xin nhập học (Theo mẫu của trường)
- Bằng tốt nghiệp THPT
- Bảng điểm / Học bạ của bậc học gần nhất
- Tỷ lệ đi học chuyên cần, bảng điểm của các cơ sở giáo dục tiếng Nhật (trường hợp sống ở Nhật Bản)
- Chứng nhận năng lực tiếng Nhật (trường hợp sống ở ngoài Nhật Bản)
- Giấy tờ khác
Giấy tờ cần nộp sẽ khác nhau tùy theo yêu cầu của từng trường, ngoài ra có những trường hợp phải dịch hồ sơ sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh nên tốt hơn hãy hỏi trực tiếp trường có nguyện vọng theo học để nắm được thông tin chi tiết.
Kỳ thi đầu vào
Kỳ thi đầu vào kết hợp nhiều hình thức như (1) Đánh giá hồ sơ, (2) Kiểm tra học lực, (3) Phỏng vấn, (4) Bài luận, (5) Kiểm tra tính phù hợp, (6) Thi thực hành, (7) Thi môn tiếng Nhật, v.v. thi vấn đáp, v.v.
Kỳ thi đầu vào ở tất cả các lĩnh vực đều đánh giá tập trung vào các nội dung sau: (1) Nhận thức về mục đích, (2) Năng lực tiếng Nhật và học lực để tham gia dự giờ học sau khi nhập học, (3) Ý hướng học tập.
Sự khác biệt của "Chuyên môn" và "Chuyên môn bậc cao"
Chuyên môn | Chuyên môn bậc cao | |
---|---|---|
Số năm đào tạo | 2 năm trở lên | 4 năm trở lên |
Thời gian học | 1.700 giờ trở lên | 3.400 giờ trở lên |
Chứng nhận hoàn thành | Đánh giá thành tích thông qua thi và cấp chứng nhận hoàn thành chương trình học | |
Tổ chức chương trình học | - | Chương trình học được tổ chức một cách có hệ thống |
Hướng đi sau khi tốt nghiệp | Các khoa có thể lấy bằng "Chuyên môn" được học chuyển tiếp lên đại học | Các khoa có thể lấy bằng "Chuyên môn bậc cao" được công nhận đủ điều kiện vào trường Sau đại học |