Làm việc tại Nhật Bản
Xin việc tại Nhật Bản
- HOME
- Làm việc tại Nhật Bản
- Xin việc tại Nhật Bản
- Chương 4. Kỳ thi tuyển dụng ở Nhật Bản
Kỳ thi tuyển dụng ở Nhật Bản
Hoạt động tìm việc làm ở Nhật Bản thường có 3 vòng thi là thi chọn hồ sơ, thi viết, thi vấn đáp.
Trong các phần thi này, các bạn cần biết các quy định và quy tắc đồng thời có sự chuẩn bị và đối ứng trước
Trong chương này sẽ giải thích về các bài thi này.
Thi chọn hồ sơ
Trong bài thi của hoạt động tuyển dụng, bài thi được thực hiện đầu tiên là bài thi để chọn lọc hồ sơ.
Một trong các loại hồ sơ cần nộp cho vòng thi chọn hồ sơ là "sơ yếu lý lịch". Khi nộp "sơ yếu lý lịch" nghĩa là bạn đã đăng ký chính thức tham gia tuyển dụng vào công ty.
Đặc trưng của sơ yếu lý lịch là mẫu hồ sơ sẽ khác nhau tùy theo công ty và sẽ cần viết đoạn văn bằng tiếng Nhật như "Lý do ứng tuyển vào công ty", "Những kỹ năng đã học được khi học tại trường", v.v.
Các du học sinh đã có kinh nghiệm hoạt động xin việc làm tại Nhật thường nói phần viết đoạn văn trả lời các câu hỏi của công ty với số lượng chữ được quy định trước (khoảng 200 chữ hoặc400 chữ)) là phần cảm nhận khó nhất trong sơ yếu lý lịch
Ví dụ câu hỏi trong Sơ yếu lý lịch
- Hãy ví tính cách của bạn như một món ăn và mô tả trong 400 chữ. (ngành thực phẩm)
- Sau khi vào công ty, bạn dự định sẽ làm công việc như thế nào để cống hiến cho công ty? (công ty thương mại)
- Hãy lấy ví dụ một việc mà bạn đã nỗ lực nhất khi còn là sinh viên, và cho chúng tôi biêt lý do tại sao công ty lại cần tuyển bạn. (ngành cơ khíBạn hãy cho chúng tôi biết điều mà bạn học được sau khi thất bại trong cuộc đời của bạn tới thời điểm hiện tại. (công ty thương mại)
- Nếu có 300 triệu yên, bạn muốn làm gì để giữ hòa bình thế giới? (ngành thông tin, truyền thông)
Chuẩn bị cho vòng thi chọn hồ sơ
Trong việc đối ứng với vòng thi chọn hồ sơ, điều mà công ty muốn xác nhận trong phần viết đoạn văn của bạn là bạn suy nghĩ và hành động như thế nào về các hoạt động của mình từ trước tới giờ, tương lai dự định ra sao, v.v.
Do đó, việc nhìn lại những đặc điểm của bản thân và các kinh nghiệm là rất quan trọng.
Ngoài ra, cũng hãy tìm hiểu kỹ về công ty muốn vào làm, suy nghĩ xem tại sao bạn muốn vào công ty đó.
Cần thời gian để viết đoạn văn.
Để đảm bảo thực hiện tốt cả việc nghiên cứu ở trường, hãy làm các công tác chuẩn bị như viết đoạn văn từ sớm, viết dần dần, rồi nhờ bộ phận hỗ trợ việc làm của nhà trường sửa cho.
Thi viết
Thi viết được thực hiện để xem sinh viên có đạt trình độ kiến thức và khả năng học tập nhất định hay không, có tư duy và khả năng phán đoán, tốc độ thao tác, năng lực xử lý, tính chính xác, v.v. cần thiết cho công việc không
Ngoài ra, thường được các công ty nhận được nhiều hồ sơ ứng tuyển sẽ được sử dụng làm tư liệu sàng lọc ứng viên một cách hiệu quả.
Thi viết về cơ bản sẽ được ra đề bằng tiếng Nhật, cho nên bạn cần có năng lực đọc hiểu tiếng Nhật.
Cũng có trường hợp các công ty tự ra đề bài, nhưng đa số công ty sử dụng đề thi của công ty chuyên phát triển và tổ chức thi tuyển dụng.
Trong bài thi, sẽ có các loại như " kiểm tra mức độ phù hợp", "thi kiến thức thường thức", "thi viết đoạn văn, tiểu luận", nhưng bài thi mà thường đa số công ty đang thực hiện là "thi kiểm tra mức độ phù hợp".
Trong bài thi kiểm tra mức độ phù hợp cũng có rất nhiều loại, sẽ có các câu hỏi liên quan đến ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Anh, hoặc câu hỏi về toán học.
Tuy độ khó của câu hỏi thi không cao lắm, nhưng bạn sẽ cần phải chuẩn bị vì cần phải trả lời đúng phần lớn các câu hỏi trong thời gian ngắn.
Ví dụ câu hỏi (SPI3)
(1) Vui lòng chọn đáp án được sử dụng có nghĩa gần nhất với phần được gạch chân trong câu ví dụ sau đây.
(Ví dụ) 無理がきかない (Không còn cách nào xử lý được)
① 見通しがきく(rộng mở) ② 薬がきく (Thuốc có tác dụng) ③ 先生にきく (Hỏi giáo viên) ④ 気がきく (chu đáo, tinh ý) ⑤ 音楽をきく (Nghe nhạc)
(2) Có 200g dung dịch muối 3% và 300g dung dịch muối 4%. Nếu trộn lẫn 2 loại dung dịch muối này với nhau thì sẽ cho ra nồng độ ?%
① 2.6% ② 3.6% ③ 4.6% ④ 5.6% ⑤ 6.6%
Đáp án) (1) ①見通しがきく (rộng mở) (2) ② 3.6%
Chuẩn bị cho vòng thi viết
Trước tiên, phải tìm hiểu các loại bài kiểm tra mức dộphù hợp mà công ty mình muốn vào làm đang sử dụng.
Với công ty lớn và công ty nổi tiếng, bạn có thể xác nhận kết quả của các loại bài kiểm tra mức độ phù hợp đang được sử dụng trong các văn bản như "Báo cáo hàng quý về hoạt động tìm kiếm việc làm" hoặc sách ôn luyện cho bài kiểm tra sự phù hợp.
Ngoài ra, với các công ty khác, bạn có thể xác nhận thông qua các tài liệu báo cáo của các anh chị lớp trên ở trung tâm việc làm của nhà trường nơi bạn đang học.
Tiếp theo là phải làm quen với các dạng câu hỏi cũng như cách trả lời câu hỏi của bài kiểm tra mức độ phù hợp. Cần phải nắm bắt loại bài kiểm tra và xu hướng các dạng câu hỏi thường xuất hiện để làm quen trước.
Hãy luyện tập bằng các cuốn sách ôn luyện cho bài kiểm tra sự phù hợp được bán ở hiệu sách, hoặc tuyển tập các câu hỏi có thể sử dụng được trên mạng.
Sau đó là làm quen với thời gian làm bài khi làm bài kiểm tra mức độ phù hợp.
Chỗ khó của bài kiểm tra sự phù hợp chính là phải trả lời nhiều câu hỏi trong thời gian ngắn.
Do cần phải trả lời các câu hỏi một cách chất lượng, cho nên cần luôn ý thức về thời gian từ lúc luyện tập để làm quen với thời gian làm bài thi.
Thi vấn đáp
Thi vấn đáp ở Nhật Bản thường được thực hiện 3 vòng trở lên tại mỗi công ty. Lý do thực hiện nhiều vòng như vậy là để những người thuộc nhiều vị trí chức vụ khác nhau trong công ty xác nhận việc ứng viên đó có phải là nhân sự thích hợp đối với công ty hay không.
Ngoài ra, thi vấn đáp ở Nhật Bản có rất nhiều hình thức.
Hình thức được đa số công ty đang sử dụng có 3 loại gồm: "thảo luận nhóm", "phỏng vấn nhóm", "phỏng vấn cá nhân".
Ví dụ câu hỏi khi phỏng vấn
- Bạn đã từng sử dụng sản phẩm của công ty chúng tôi chưa? Và bạn có ấn tượng như thế nào?
- Bạn mong đợi điều gì ở công ty và công việc?
- Xin cho biết lý do bạn đi du học ở Nhật Bản (lý do muốn làm việc ở công ty Nhật Bản).
- Bạn muốn làm việc ở Nhật Bản bao lâu?
Thảo luận nhóm
Là hình thức phỏng vấn trong đó chia 4-6 người thành 1 nhóm và để mọi người trong nhóm thảo luận với nhau về chủ đề mà công ty đưa ra.
Cán bộ phỏng vấn sẽ quan sát tình hình 1 cách khách quan để đánh giá. Việc này được thực hiện nhằm mục đích xác nhận các nhân trong nhóm đang thể hiện bản thân như thế nào.
Phỏng vấn nhóm
Được thực hiện bởi các công ty có số lượng ứng viên đông có thể thu hẹp các ứng viên đến số lượng có thể phỏng vấn cá nhân.
Trong phỏng vấn nhóm có đặc trưng mà trong phỏng vấn cá nhân không có như "Thời gian trả lời của 1 người ngắn", "Bị so sánh với các ứng viên khác", v.v.
Về nội dung phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn sẽ hỏi ứng viên các câu hỏi dựa trên hồ sơ đăng ký hoặc sơ yếu lý lịch đã nộp từ trước và các ứng viên sẽ trả lời theo thứ tự
Phỏng vấn cá nhân
Là bài phỏng vấn thực hiện với mục đích nắm bắt đặc trung của cả nhân nên sẽ dành nhiều thời gian cho một người hơn so với bài phỏng vấn nhóm.
Cán bộ phỏng vấn không chỉ kiểm tra câu trả lời của bạn, mà còn kiểm tra cả thái độ, tác phong , biểu cảm, cách nói chuyện của bạn.
Cán bộ phỏng vấn sẽ hỏi các câu hỏi dựa trên hồ sơ đăng ký hoặc sơ yếu lý lịch và bạn sẽ trả lời.
Đầu tiên họ sẽ hỏi về nội dung của hồ sơ đăng ký hoặc sơ yếu lý lịch, sau đó họ sẽ đặt các câu hỏi nhằm hiểu kỹ hơn về các nội dung đó.
Chuẩn bị cho vòng thi phỏng vấn
Khi phỏng vấn, bạn sẽ được yêu cầu giải thích chi tiết về các nội dung đã ghi trong hồ sơ đăng ký. Vậy hãy chuẩn bị trước việc trả lời các nội dung dự đoán sẽ được hỏi khi phỏng vấn.
Bạn sẽ được yêu cầu giải thích cho đối phương sao cho dễ hiểu để có thể PR (giới thiệu một cách hấp dẫn) về bản thân mình trong thời gian ngắn.
Hãy luyện tập để có thể trả lời theo thứ tự: Kết luận⇒Dẫn giải⇒Tóm tắt nội dung.
Về việc luyện tập cho phỏng vấn, hãy thử ghi âm nội dung mình nói bằng điện thoại di động, v.v rồi nghe lại.
Hãy kiểm tra và chỉnh sửa lại về ánh mắt, cách nói, nội dung đang nói
Ngoài ra, việc nhờ bạn bè hoặc nhân viên của trung tâm nghề nghiệp của nhà trường làm cán bộ phỏng vấn trong buổi phỏng vấn mô phỏng để luyện tập cũng rất quan trọng.
Đi tới "Chương 5. Tư cách lưu trú" tiếp theo
(Giám sát bởi Manabu Kubota - Học giả thỉnh giảng, Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản)
Tham khảo