Làm việc tại Nhật Bản

Xin việc tại Nhật Bản

Nếu bạn là du học sinh nước ngoài và muốn làm việc ở Nhật Bản thì cần phải thay đổi tư cách lưu trú "du học" hiện tại sang tư cách lưu trú cho phép đi làm.

Các loại tư cách lưu trú

  1. Tư cách lưu trú cho phép làm việc tại bất kể nghành nghề công việc nào:
    "Người có visa vĩnh trú", "Vợ/chồng của người Nhật", "Vợ/chồng của người có visa vĩnh trú", "Người có visa định trú"
  2. Tư cách lưu trú chỉ cho phép làm việc ở một số ngành, nghề, nội dung công việc trong phạm vi nhất định bao gồm
    "Nghề mang tính chuyên môn cao", "Giáo sư", "Nghệ thuật", "Tôn giáo", "Báo chí", "Quản lý, kinh doanh", "Nghiệp vụ Pháp lý, kế toán", "Y tế", "Nghiên cứu", "Giáo dục", "Kỹ thuật, tri thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế","Luân chuyển nội bộ trong công ty","Giải trí","Kỹ năng","Điều dưỡng ","Kỹ năng đặc định"
    * "Nghề mang tính chuyên môn cao" lấy đối tượng là những người có tổng điểm tính theo từng hạng mục như Học vấn, quá trình công tác, thu nhập hàng năm, v.v đạt số điểm nhất định trở lên.
  3. Tư cách lưu trú có thể làm việc tùy theo nội dung công việc
    "hoạt động đặc định"

Kỹ thuật, tri thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế

Trong số du học sinh được phép thay đổi tư cách lưu trú nhằm mục đích đi làm trong năm 2022 thì "Kỹ thuật, tri thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế" chiếm khoảng 86%.

Nội dung hoạt động

Là hoạt động làm công việc cần có kỹ thuật hoặc kiến thức thuộc các lĩnh vực như: khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khoa học tự nhiên khác (lĩnh vực khoa học), hoặc luật, kinh tế, xã hội học, các kỹ thuật thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn khác, hoặc công việc cần có sự nhanh nhạy hoặc tư duy có nền tảng về nền văn hóa ở nước ngoài thực hiện dựa theo hợp đồng với các tổ chức nhà nước và tư nhân ở Nhật Bản.

Ngành nghề chủ yếu

Kế toán, tài chính, tổng vụ, nhân sự, pháp lý, lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, thiết kế, tiếp thị, quan hệ công chúng, tuyên truyền, phiên dịch, biên dịch, dạy ngôn ngữ, kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu và phát triển, kỹ sư, lập trình viên, thiết kế kiến trúc, quản lý hệ thống, v.v

Điều kiện và tiêu chí

  1. Tốt nghiệp trường đại học chuyên ngành có liên quan đến các kiến thức cần thiết cho công việc sẽ làm, hoặc được đào tạo với trình độ tương đương trở lên.
    Hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo nghề của trường chuyên ở Nhật Bản (chỉ giới hạn trong trường hợp tương ứng với điều kiện mà Bộ trưởng Tư pháp đã công bố liên quan đến việc hoàn thành khóa học tương ứng.) Hoặc có 10 năm kinh nghiệm làm việc thực tế trở lên đối với công việc định làm (bao gồm cả khoảng thời gian đã học chuyên môn liên quan đến kỹ thuật hoặc kiến thức tương ứng tại trong trường đại học, trường kĩ thuật chuyên nghiệp (KOSEN), trung học phổ thông, khóa học nửa kỳ sau của trung học cơ sở, hoặc khóa đào tạo nghề của trường chuyên.)
    Trong trường hợp định làm công việc cần có kỹ thuật hoặc kiến thức liên quan đến xử lý thông tin,khi đã đỗ trong kỳ thi liên quan đến kỹ thuật xử lý thông tin do Bộ trưởng Tư pháp công bố, hoặc đã có chứng chỉ liên quan đến kỹ thuật xử lý thông tin do Bộ trưởng Tư pháp công bố thì không thuộc giới hạn này.
  2. Trong trường hợp định làm công việc cần có tư duy hoặc sự nhạy cảm với nền tảng là nền văn hóa ở nước ngoài thì công việc dự định làm đó phải là biên dịch, phiên dịch, dạy ngôn ngữ, quan hệ công chúng, tuyên truyền hoặc giao dịch nước ngoài, thiết kế quần áo hoặc thiết kế liên quan đến trang trí nội thất, phát triển sản phẩm, hoặc công việc tương tự khác, và phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế trở lên liên quan đến công việc tương ứng.
    Tuy nhiên, nếu người đã tốt nghiệp đại học làm công việc liên quan đến phiên dịch, biên dịch, hoặc dạy ngôn ngữ thì không cần có kinh nghiệm làm việc thực tế.
  3. Được nhận thù lao cao hơn hoặc bằng với thù lao của người Nhật khi làm công việc đó.

Thời gian lưu trú

5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng * Có thể gia hạn
* Nếu tốt nghiệp đại học thì có thể làm công việc phiên dịch, biên dịch, hoặc dạy ngôn ngữ liên quan đến tiếng mẹ đẻ của mình mà không cần có kiến thức chuyên môn trong trường đại học hay kinh nghiệm làm việc thực tế.
* Về công việc liên quan đến kỹ thuật máy tính, nếu đã đỗ hoặc có chứng chỉ của kỳ thi kỹ thuật xử lý thông tin do Bộ trưởng Tư pháp công bố thì có thể làm công việc mà không cần phải có kiến thức chuyên môn trong trường đại học hoặc trường chuyên.

Điểm quan trọng khi thẩm tra về Kỹ thuật, kiến thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế

Điểm quan trọng khi thẩm tra việc thay đổi tư cách lưu trú gồm 4 điểm sau đây:

  1. Có phải là người có kỹ thuật, kiến thức, v.v phù hợp khi xét từ quá trình học tập (nội dung chuyên ngành, nội dung nghiên cứu, v.v) hoặc từ quá trình công tác khác của người đó không?
  2. Nội dung công việc định làm có phát huy kỹ thuật, kiến thức, v.v mà người đó đang có không?
  3. Chế độ đãi ngộ (tiền lương) của người đó có phù hợp không?
  4. Xét từ quy mô và thành tích kinh doanh của công ty tuyển dụng thì công việc đó có ổn định, mang tính lâu dài không, có tạo cơ hội sử dụng nghiệp vụ của người đó không?

* Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo "Hướng dẫn cấp phép thay đổi sang tư cách lưu trú "Kỹ thuật, kiến thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế" của du học sinh"

Kỹ năng đặc định

Chế độ tiếp nhận người nước ngoài có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nhất định và có thể làm việc được ngay không qua đào tạo nhằm đáp ứng tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng bắt đầu được áp dụng từ tháng 4 năm 2019.
Đây là tư cách lưu trú dành cho người nước ngoài làm công việc cần có kỹ năng đòi hỏi kiến thức hoặc kinh nghiệm ở mức độ tương đối thuộc lĩnh vực công nghiệp đặc định. (Về cơ bản, không chấp nhận việc mang theo gia đình sang sống cùng.)

Lĩnh vực công nghiệp đặc định

12 lĩnh vực bao gồm (1) Chăm sóc điều dưỡng, (2) Vệ sinh tòa nhà, (3) Ngành sản xuất liên quan đến vật liệu thô - máy công nghiệp - điện và thông tin điện tử, (4) Xây dựng, (5) Ngành đóng tàu và công nghiệp hàng hải, (6) Bảo dưỡng xe ô tô, (7) Hàng không, (8) Dịch vụ lưu trú, (9) Nông nghiệp, (10) Ngư nghiệp, (11) Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, (12) Ngành dịch vụ ăn uống.
* Trong tư cách lưu trú "Kỹ năng đặc định", có 2 loại là Kỹ năng đặc định số 1 và Kỹ năng đặc định số 2. Kỹ năng đặc định số 2 là tư cách lưu trú dành cho người nước ngoài làm công việc cần có kỹ năng thành thục thuộc lĩnh vực công nghiệp đặc định.

Nội dung hoạt động

Là hoạt động thực hiện công việc cần có kỹ năng đòi hỏi kiến thức hoặc kinh nghiệm ở mức độ tương đối được quy định trong thông tư của Bộ Tư pháp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thuộc lĩnh vực công nghiệp đặc định (lĩnh vực về công nghiệp cần đảm bảo nguồn nhân lực bị thiếu bằng người nước ngoài do Nhật Bản đang rơi vào tình trạng khó đảm bảo nhân lực và được quy định trong thông tư của Bộ Tư pháp) được thực hiện dựa theo hợp đồng liên quan đến tuyển dụng với các cơ quan nhà nước và tư nhân ở Nhật Bản thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định.

Ngành nghề chủ yếu

Đã có quy định về các công việc được làm ở từng lĩnh vực công nghiệp đặc định.

Lưu trú: Nghiệp vụ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ lưu trú ví dụ như lễ tân, lập kế hoạch và quảng cáo, dịch vụ phục vụ khách hàng và dịch vụ nhà hàng tại cơ sở lưu trú. Cùng với đó, có thể làm các công việc kèm theo trong các công việc liên quan mà người Nhật Bản thường làm khi làm các công việc này (ví dụ: bán hàng trong cơ sở lưu trú, kiểm tra trang thiết bị trong cơ sở lưu trú, v.v.)

Ngành dịch vụ ăn uống: Tổng thể về ngành dịch vụ ăn uống (chế biến đồ ăn, thức uống, phục vụ khách hàng, quản lý cửa hàng)

Về các lĩnh vực công nghiệp đặc định khác, vui lòng tham khảo ở Đây
https://www.moj.go.jp/isa/policies/ssw/10_00179.html

Điều kiện và tiêu chuẩn

  • 18 tuổi trở lên
  • Phải đỗ trong kỳ thi kỹ năng ((ví dụ) Lưu trú: thi kiểm tra đánh giá kỹ năng ngành dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống: thi kiểm tra kỹ năng ngành dịch vụ nhà hàng) và đỗ kỳ thi tiếng Nhật
  • Với Kỹ năng đặc định số 1 không được lưu trú tại Nhật với thời gian cộng dồn quá 5 năm.
  • Không bị truy thu tiền bảo lãnh hoặc không ký hợp đồng có quy định về tiền phạt vi phạm hợp đồng.
  • Nếu là chi phí do tự bản thân chi trả thì phải đang hiểu rõ nội dung
  • Được nhận thù lao cao hơn hoặc bằng với thù lao của người Nhật khi làm công việc đó.

Thời gian lưu trú

Kỹ năng đặc định số 1: Gia hạn mỗi 1 năm, 6 tháng, 4 tháng (cộng dồn tôi đa 5 năm)

Kỹ năng đặc định số 2: Gia hạn mỗi 3 năm, 1 năm, 6 tháng

* Về nội dung giới thiệu khái quát về chế đội này, vui lòng mở cửa sổ mới để xem.

Hoạt động đặc định (Thông báo số 46: Người tốt nghiệp đại học ở Nhật Bản)

Trong chế độ trước đây, trong trường hợp công việc dịch vụ ẩm thực, cửa hàng bán lẻ, v.v hay công việc chế tạo hoạt động sản xuất là công việc chủ yếu thì không được công nhận tư cách lưu trú nhằm mục đích đi làm, nhưng do nhu cầu lao động trong nước tại các công ty ngày càng cao, vai trò cầu nối với những người chưa đủ năng lực tiếng Nhật như các nhân viên nước ngoài hay các thực tập sinh kĩ năng cũng được kì vọng lớn, vì vậy đối với những du học sinh nước ngoài đã tích lũy được vốn kiến thức rộng lớn tại trường đại học, sau đại học và có năng lực ngoại ngữ tốt thì nhu cầu tuyển dụng trên nhiều lĩnh vực công việc ngày càng cao.

Do đó, hiện nay, du học sinh đã tốt nghiệp trường đại học của Nhật Bản được kì vọng sẽ sử dụng kiến thức và năng lực ứng dụng đã học được tại trường đại học, sau đại học; và trong trường hợp làm các công việc nhằm phát huy năng lực tiếng Nhật thì sẽ được công nhận nội dung công việc đó và có thể làm việc với tư cách lưu trú "hoạt động đặc định (thông báo số 46).

Nội dung hoạt động

Người tốt nghiệp đại học ở Nhật Bản là người được công nhận hoạt động làm việc trên nhiều lĩnh vực với điều kiện là công việc đó, bên cạnh viên sử dụng sử dụng kiến thức rộng lớn và năng lực thực hành đã học được tại trường đại học, v.v hay tại các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân của Nhật Bản, còn phải sử dụng năng lực tiếng Nhật cao có được thông qua các kinh nghiệm của một du học sinh.
Tuy nhiên, không công nhận hoạt động làm công việc đòi hỏi phải có chứng chỉ về mặt pháp luật (loại chứng chỉ được yêu cầu riêng cho công việc đó) và công việc liên quan đến dịch vụ tình dục.

Ngành nghề chủ yếu

  • Được tuyển dụng vào làm việc tại cửa hàng ẩm thực, thực hiện công việc phục vụ khách hàng kiêm phiên dịch cho khách nước ngoài tại cửa hàng.
    (Cùng với đó, bao gồm cả việc thực hiện phục vụ khách người Nhật)
    * Không công nhận nếu chỉ làm các công việc như rửa bát, dọn vệ sinh trong nhà bếp.
  • Làm công việc mua hàng và lập kế hoạch sản phẩm, cùng với việc bán hàng, phục vụ khách hàng kiêm phiên dịch cho khách hàng là người nước ngoài tại cửa hàng. (Cùng với đó, bao gồm cả việc bán hàng và phục vụ cho khách hàng là người Nhật)
    * Không công nhận nếu chỉ làm công việc như sắp xếp sản phẩm và dọn vệ sinh cửa hàng.
  • Tại khách sạn hoặc quán trọ, thực hiện công việc thiết lập và làm mới trang web bằng tiếng nước ngoài kiêm nghiệp vụ phiên dịch, hoặc thực hiện công việc phục vụ khách hàng với tư cách là nhân viên hành lý, nhân viên đứng cửa kiêm phiên dịch (hướng dẫn) cho khách nước ngoài hoặc chỉ dẫn các nhân viên người nước ngoài khác. (Cùng với đó, bao gồm cả việc phục vụ khách người Nhật)
    * Không công nhận nếu chỉ làm công việc như dọn vệ sinh phòng của khách.

Điều kiện và tiêu chí

  • Chỉ giới hạn cho người đã tốt nghiệp đại học hệ 4 năm và người hoàn thành khóa học sau đại học của Nhật Bản. Không dành cho người tốt nghiệp trường cao đẳng và trường chuyên cũng như tốt nghiệp trường đại học và hoàn thành khóa học sau đại học ở nước ngoài.
  • Đối tượng là người đã có chứng chỉ JLPT N1, hoặc đạt 480 điểm trở lên trong Kì thi tiếng Nhật thương mại BJT.
    Đối với người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành "tiếng Nhật" tại trường đại học hoặc sau đại học ở Nhật Bản hoặc ở nước ngoài thì được coi là đáp ứng yêu cầu về năng lực tiếng Nhật. (Đối với người học chuyên ngành tiếng Nhật tại trường đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài thì cần phải tốt nghiệp trường đại học hoặc hoàn thành khóa học sau đại học của Nhật Bản.)
  • Cần phải có thù lao cao hơn hoặc bằng với thù lao của người Nhật khi làm công việc đó. v.v

Thời gian lưu trú

5 năm, 3 năm, 1 năm, 6 tháng, 3 tháng * Có thể gia hạn

(Giám sát bởi Manabu Kubota - Giảng viên thỉnh giảng, Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản)

Tham khảo

Trang web này sử dụng Cookie nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dùng.
Nếu đồng ý với thông số kỹ thuật của Cookie, vui lòng nhấp vào “Đồng ý”. Để biết thông tin về Cookie và cài đặt, vui lòng nhấp vào “Xem chi tiết”.